Hướng dẫn chăm sóc Vải cơ bản: Cách làm sạch và bảo quản mọi loại vải- La Vie en Rose - Home Decor
Free ship TQ các đơn hàng trên 2.000.000 đ!

Vải có nguồn gốc tự nhiên 

 

Chăm sóc vải đúng cách là yếu tố quan trọng để kéo dài tuổi thọ sản phẩm. Vì hiện tượng co rút có thể xảy ra đối với các loại vải dệt từ sợi tự nhiên,  bạn nên giặt sơ vải trước khi sử dụng để may. 

  1. COTTON

Vải cotton có thể giặt bằng máy nhưng dễ bị nhăn. Tuy nhiên, vì vải 100% cotton có thể được ủi ở nhiệt độ cao mà không làm hỏng sợi vải. 

Riêng với Cotton sateen có mật độ sợi vải cao hơn cotton thường kết hợp với việc chất lượng sợi vải dài và cách dệt nên vải sẽ ít bị nhăn hơn khi bạn giặt máy. 

Đối với vải cotton màu trắng, có thể giặt bằng nước ấm, còn vải màu hoặc in hoạ tiết nên giặt bằng nước lạnh để tránh bị phai màu.

Vì các loại vải làm từ 100% cotton dễ bị co rút nên tránh cho vào máy sấy ở nhiệt độ cao, cách làm khô tốt nhất là  phơi khô vải cotton trong không khí hoặc nếu bắt buộc phải sấy thì nên sử dụng mức sấy thấp nhất có thể. 

  1. LINEN – VẢI LANH 

Vải lanh là một loại sợi được làm từ cây lanh đã được sử dụng từ thời cổ xưa để làm ra các sản phẩm quần áo, ga trải giường, vải bọc, rèm cửa, v.v. Giống như bông cotton, vải lanh linen là một loại sợi tự nhiên, bền, không bị giãn hoặc co lại trong máy giặt, tuy nhiên, tốt nhất bạn nên giặt vải lanh ở chế độ nước lạnh.

Vải lanh có thể được sấy khô trong máy sấy ở nhiệt độ trung bình, mặc dù vậy, chúng tôi khuyên bạn nên phơi khô đồ làm từ vải lanh trong không khí sẽ tốt hơn.

  1. LỤA

Lụa là một loại vải nổi tiếng tinh tế và thường được đem đến tiệm giặt khô để giặt. Tuy nhiên, bạn có thể làm sạch lụa một cách an toàn tại nhà nếu làm đúng cách.

Lụa không bao giờ nên giặt bằng máy hoặc cho vào máy sấy. Đảm bảo giặt tay vải lụa trong nước lạnh và sử dụng chất tẩy rửa được sản xuất đặc biệt để làm sạch lụa. Sau khi giặt, không nên vặn xoắn vải để vắt nước. Vắt nhẹ nhàng và  thấm với khăn bông sau đó phơi khô tự nhiên. Tránh sử dụng bàn ủi đối với vải lụa vì sức nóng có thể làm hỏng các sợi vải.

  1. LEN

Mặc dù giặt đồ len bằng tay luôn an toàn hơn, tuy thế miễn là bạn cẩn thận, sẽ không có vấn đề gì khi giặt đồ len trong máy giặt. Chỉ cần đảm bảo giặt ở chế độ giặt đồ len hoặc giặt bằng nước lạnh, giặt nhẹ và tốt nhất hãy sử dụng chất tẩy dành riêng cho len.

Bạn cũng nên cẩn thận khi làm khô đồ len để không làm biến dạng món đồ. Không vắt quần áo, nhẹ nhàng làm khô sơ bằng cách sử dụng khăn bông thấm bớt nước, sau đó trải phẳng để phơi thay vì treo trên móc áo. Không cho đồ len của bạn vào máy sấy, vì sẽ khiến đồ len bị co rút nghiêm trọng!

  1. LEN CASHMERE

Chăm sóc len cashmere ít nhiều giống như giặt các sản phẩm len khác. Giặt len ​​cashmere theo chu kỳ nhẹ nhàng bằng nước lạnh và chất tẩy rửa phù hợp với len cashmere. Chúng tôi cũng khuyên bạn nên cho len cashmere vào túi lưới để giảm tác động trực tiếp lên vải.

Một lần nữa, bạn nên làm khô len cashmere giống như các loại len khác: không vắt, dùng khăn bông thấm nước thừa và trải phẳng để khô.

  1. VIYELLA

Viyella (còn được gọi là cotton mùa đông) là một loại vải pha giữa bông cotton và len, có thể giặt bằng máy giặt. Nên giặt Viyella ở chế độ nhẹ và bằng chất tẩy thân thiện với len để đảm bảo an toàn.

Bạn không nên cho vải Viyella vào máy sấy và phơi khô bằng cách trải phẳng để có kết quả tốt nhất.

  1. DA VÀ DA LỘN

Da và da lộn là những loại vải được làm từ da động vật (phổ biến nhất là bò và cừu) và không bị tích tụ bụi bẩn giống như các loại vải khác.

Đối với đồ da, bạn có thể dùng bàn chải mềm hoặc vải sạch để phủi bụi. Đối với các vết bẩn cứng đầu hơn, hãy sử dụng dung dịch làm sạch da (dành cho da đã qua xử lý hoặc chưa qua xử lý, tùy thuộc vào loại) và xử lý vết bẩn trên khu vực đó.

Da lộn có thể khó làm sạch hơn so với da thuộc, đặc biệt vì ngay cả nước cũng có thể làm hỏng loại vải này. Bạn có thể sử dụng một chiếc bàn chải da lộn và định kỳ quét sạch bụi bẩn để giữ cho vải da lộn của bạn luôn ở tình trạng tốt. Nếu bị dính nước hoặc vết bẩn dạng lỏng khác, hãy thấm ngay vết bẩn bằng vải sạch hoặc khăn giấy. Đảm bảo không ấn quá mạnh vì điều này sẽ đẩy vết bẩn ăn sâu hơn vào vải.

Vì cả vải da và da lộn đều khó giặt đúng cách mà không bị hư hại, chúng tôi khuyên bạn nên mang đồ da và da lộn đến tiệm giặt là chuyên nghiệp.

  1. VẢI TỔNG HỢP (Polyester, nylon, spandex, acrylic, axetat, v.v.)

Không thể phủ nhận mức độ phổ biến của các loại vải tổng hợp như polyester trong ngành may mặc, do chi phí sản xuất thấp và tính linh hoạt của chúng. Trong những năm gần đây, người ta phát hiện ra rằng việc giặt các loại vải tổng hợp sẽ giải phóng các hạt vi nhựa ra đại dương. Các mẹo dưới đây của chúng tôi có thể giúp giảm lượng hạt vi nhựa rơi ra khi bạn giặt quần áo làm từ vải tổng hợp.

Giặt trong nước lạnh. Giặt bằng nước nóng làm suy yếu sợi vải và giải phóng nhiều hạt vi nhựa hơn vào nước. Giặt bằng nước lạnh cũng có lợi ích là giảm tiêu thụ năng lượng, điều này cũng tốt hơn cho môi trường.

Giặt quần áo ít hơn. Giặt quần áo ít thường xuyên hơn có nghĩa là ít vi nhựa được thải ra biển hơn. Làm sạch tại chỗ và làm khô quần áo của bạn để tăng thời gian giữa các lần giặt.

Giảm chu kỳ quay của máy giặt. Máy giặt của bạn quay càng nhanh thì càng tạo ra nhiều ma sát trong các sợi vải và vải bắt đầu bị bong ra nhiều hơn.

Sử dụng bộ lọc hoặc túi giặt được thiết kế đặc biệt để lọc các hạt vi nhựa dư thừa rơi ra từ vải tổng hợp. Ngày nay, bạn có thể tìm thấy nhiều loại sản phẩm được thiết kế để giảm việc rơi ra hạt vi nhựa trong quá trình giặt và chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng chúng khi giặt quần áo từ sợi tổng hợp.

  1. VẢI CELLULOSE BÁN TỔNG HỢP  (Rayon, lyocell, modal, viscose, tre viscose, v.v.)

Vải bán tổng hợp là hàng dệt được kéo thành sợi từ bột giấy thực vật đã qua xử lý. Vì các loại vải bán tổng hợp như rayon và lyocell có xu hướng bị co lại và phai màu, chúng tôi khuyên bạn nên giặt các loại vải bán tổng hợp bằng chế độ giặt lạnh và giặt tay nếu có thể.

Vì vải bán tổng hợp dễ bị co lại, nên tốt nhất là phơi khô tự nhiên trong không khí và không sử dụng máy sấy.

Học cách chăm sóc vải của bạn

Mặc dù việc bỏ có thể tất cả các loại vải vào máy giặt có vẻ hấp dẫn, nhưng cách bạn giặt các loại vải khác nhau sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về tuổi thọ sản phẩm. Cố gắng tìm hiểu cách giặt sản phẩm của từng loại vải một cách phù hợp. 

Bài viết bạn có thể quan tâm 4 loại vải không nên cho vào máy sấy và cách làm khô chúng

Nguồn: dịch và tổng hợp bởi LVER – LaVieEnRose từ Kok Fabric Mỹ 

Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String
Bình luận của bạn
popup

Số lượng:

Tổng tiền: